Trong danh mục Hồ sơ pháp lý của một Dự án mà trước đây Tò Vò – DXMB đã có dịp giới thiệu tới Quý bạn đọc, có một loại giấy tờ mà theo chúng tôi, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu và bất cứ Chủ đầu tư nào cũng bắt buộc phải có – đó chính là: Giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng không chỉ là giấy tờ chứng nhận rằng Chủ đầu tư đã được phép thực hiện việc xây dựng công trình, dự án mà còn đóng vai trò không thể thiếu trong nhiều giai đoạn về sau như: huy động vốn, thanh kiểm tra…
Vì vậy, Tò Vò – DXMB muốn được chia sẻ quy trình xin cấp Giấy phép xây dựng cho một Dự án/Công trình nói chung để giúp Quý bạn đọc có thể sơ lược hình dung được những giấy tờ, tài liệu cần có trong hồ sơ cũng như cơ quan có thẩm quyền mà mình cần phải làm việc.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Được áp dụng theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư số 15/2016/TT-BXD);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
- Hai bộ bản sao bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công đã được phê duyệt, bao gồm:
- Bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình dự án.
- Bộ xây dựng cấp phép đối với công trình cấp đặc biệt;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tuy nhiên, UBND cấp tỉnh có quyền phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.
Do đó, thông thường với các dự án cấp I, II trên địa bàn, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép xây dựng sẽ là Sở Xây dựng.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
- Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép
- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
Mọi thông tin chia sẻ, thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi lại qua địa chỉ mail: tuvanphaply@dxmb.vn.
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !