Từ trước đến nay, Quý độc giả có lẽ đã quen với những cụm từ như “mua nhà”, “bán nhà”, “cho thuê nhà” hay “chuyển nhượng đất đai”, “thừa kế nhà ở”… nhưng chắc chắn rằng không nhiều người có thể hiểu được điểm chung của những hoạt động này là gì? Bản chất của những hoạt động này ra sao? Tò Vò DXMB xin được tổng hợp một số thông tin để giúp Quý độc giả có thể trả lời được những câu hỏi này.
Tất cả những hoạt động trên, đều được gọi chung là “giao dịch về nhà ở” với những nguyên tắc, điều kiện về giao dịch cụ thể như sau:
- Giao dịch về nhà ở bao gồm các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhà và ủy quyền quản lý nhà ở.
- Giao dịch về nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
(i) có Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận)
(ii) không thuộc diện tranh chấp, khiếu nại, không bị kê biên để thi hành án
(iii) không thuộc diện có quyết định thu hồi đất, giải tỏa, phá dỡ…
- Tuy nhiên riêng giao dịch về mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không cần phải có Giấy chứng nhận.
- Phải là chủ sở hữu hợp pháp hoặc được ủy quyền để tham gia giao dịch;
- Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch;
- Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các giao dịch về mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán phải được lập thành văn bản với những nội dung theo quy định của Luật Nhà ở 2014;
- Riêng tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thường chỉ cần lập văn bản tặng cho;
- Đối với các giao dịch mua bán, thừa kế tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Đối với các giao dịch này thì thời điểm có hiệu lực là thời điểm Hợp đồng công chứng, chứng thực Hợp đồng;
- Đối với các giao dịch cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch này thì thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng là thời điểm ký kết Hợp đồng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về một “giao dịch nhà ở” theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, mong rằng có thể phần nào giúp Quý độc giả thu được những thông tin quý báu và hữu ích trong những giao dịch nhà ở trong tương lai.
Mọi thông tin chia sẻ, thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi lại qua địa chỉ mail: tuvanphaply@dxmb.vn.
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !