Vấn đề bồi thường và giải phóng mặt bằng tại Hà Nội


03-07-2017 14:23

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện nay có gần 1.700 chung cư cũ trên toàn quốc, trong số đó có rất nhiều chung cư đã xuống cấp cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng và tài sản của những người dân sinh sống tại đó và những hộ gia đình xung quanh. Tính tới thời điểm hiện tại, Hà Nội “đóng góp” tới hơn 1.500 chung cư cũ, tuy nhiên con số được cải tạo, xây dựng lại chỉ vỏn vẹn có 14 chung cư. Vậy vướng mắc ở đây là gì khi mà những chế tài về việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại đã được quy định rất rõ ràng trong Luật Nhà ở, cụ thể như sau:

  1. Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại

- Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cụ thể như: có nguy cơ sập đổ, bị hư hỏng nặng, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng;

- Nhà chung cư thuộc diện hư hỏng nhưng chưa phải phá dỡ nằm trong khu vực cần cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà thuộc diện phải phá dỡ;

- Nhà chung cư không thuộc diện trên nhưng được tất cả các chủ sở hữu nhà chung cư thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.

  1. Lập kế hoạch cải tạo nhà chung cư

- UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức rà soát, thống kê các loại nhà chung cư trên địa bàn, lập và phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư thuộc diện phỉa phá dỡ.

- Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh.

  1. Yêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại

- Trước khi thực hiện phá dỡ cải tạo, chủ đầu tư phải lập phương án để UBND tỉnh phê duyệt. Phương án tái định cư phải thông báo đến khu dân cư nơi có nhà chung cư bị phá dỡ, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được thực hiện theo dự án; khi phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại phải kết hợp cải tạo các khu nhà khác trong khu vực.

  1. Lựa chọn Chủ đầu tư cải tạo dự án, xây dựng lại nhà chung cư

- Việc lựa chọn Chủ đầu tư chỉ được thực hiện sau khi có kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được phê duyệt.

- Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo xây dựng lại nhà chung cư thì cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh báo cáo để UBND chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu hoặc chỉ định.

- Trường hợp do Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia góp vốn đầu tư cải tạo, xây dựng lại thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp thỏa thuận về đơn vị làm chủ đầu tư và đề nghị cơ quan quản lý nhà ở cấp tính báo cáo lại UBND.

  1. Bố trí nhà ở tái định cư

- Người được bố trí tái định cư do nhà chung cư phải cải tạo, xây dựng lại sẽ được bố trí tái định cư đồng thời được xem xét hỗ trợ bồi thường…

- Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tao, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư dự án phải lo chỗ ở tạm thời hoặc thanh toán tiền để người tái định cư lo chỗ ở trong thời gian cải tạo, xây dựng lại; trường hợp Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì các Bên thỏa thuận về chỗ ở tạm thời của chủ sở hữu trong thời gian cải tạo, xây dựng lại.

Theo chúng tôi, vướng mắc lớn nhất ở đây chính là việc làm sao để hài hòa và cân đối lợi ích của cả các Bên trong khi tiến hành phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Với mức bồi thường gấp từ 1,5 đến 2 lần diện tích nhà ở cũ như mặc dù là cơ chế có lợi cho người dân, song lại gây ra rất nhiều khó khăn với doanh nghiệp. Bởi lẽ việc đầu tư cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trước đây hầu hết chỉ được thực hiện tới 13 tầng do đó khó đem lại lợi nhuận mong muốn, thêm nữa những khúc mắc trong vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng lại khiến các doanh nghiệp “chùn chân” và không thực sự quyết liệt bắt tay vào kênh đầu tư này. Nắm bắt được những khó khăn đó, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định về quản lý quy hoạch kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử Hà Nội, trong đó có quy định rõ những chung cư cũ được cải tạo lên tới 24 tầng ví dụ như Giảng Võ, Hào Nam, Thành Công…; ngoài ra theo phát biểu của ông Nguyễn Đức Chung tại hội nghị đối thoại doanh nghiệp hôm 28/11 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội mong muốn cố định mức bồi thường ở mức 1:1 tức là hoặc người dân chọn “bán đứt” nhà cho Chủ đầu tư hoặc được nhận nhà mới với tỷ lệ 1:1 chứ không tăng thêm diện tích như hiện nay đảm bảo cho lợi ích của cả Doanh nghiệp – Người dân – Nhà nước.

Với những chính sách cởi mở và tạo điều kiện như vậy, Tò Vò DXMB hy vọng những chung cư cũ vốn đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị và cả tính mạng, tài sản của người dân có thể được nhanh chóng phá dỡ, xây dựng lại khang trang và hiện đại.

Mọi thông tin chia sẻ, thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi lại qua địa chỉ mail: tuvanphaply@dxmb.vn.

 
GỌI ĐIỆN

GỬI THÔNG TIN THÀNH CÔNG


Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !