Hạ tầng nghìn tỷ khơi thông mạch thịnh vượng cho khu Đông Hà Nội

22-09-2021 14:54

Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một đô thị đa trung tâm nhờ “lực đẩy” từ hệ thống hạ tầng giao thông nghìn tỷ.

Cụ thể, thủ đô tập trung đẩy mạnh chiến lược phát triển đồng đều đô thị hai bên bờ sông Hồng. Đây cũng là xu thế tất yếu của các thành phố ven sông nổi tiếng trên thế giới như Thượng Hải, Seoul, Paris, London… hay thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng của Việt Nam. Theo đó, khu Đông Hà Nội sẽ ngày càng “thu ngắn” khoảng cách với khu vực trung tâm, cả về thời gian di chuyển lẫn tốc độ phát triển.

Bước sang nửa cuối năm 2021, khu vực này đón nhiều tín hiệu tích cực về hạ tầng giao thông. Theo đó, dự án xây dựng đường Vành đai 2 đoạn cầu từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở và dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là hai trong 6 công trình giao thông trọng điểm cấp bách trên địa bàn Hà Nội được phép thi công trong thời gian giãn cách xã hội.

Đường Vành đai 2 với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng đang được tăng tốc triển khai để bảo đảm tiến độ. Tuyến đường được thi công với công nghệ cầu bê-tông cốt thép trên đà giáo di động lần đầu tiên áp dụng.

Ghi nhận tiến độ đến cuối tháng 8, các nhà thầu đang ráo riết thi công song song các đoạn đường từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng để sớm khớp nối với đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở đã hoàn thiện và thông xe.

Cách đó không xa, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 cũng đạt được tiến độ đáng kể, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn, cản trở. Hơn 7 tháng kể từ khi khởi công với hơn 500 nhân công chia thành 11 mũi, đến cuối tháng 8 vừa qua, dự đã thi công 425/562 cọc khoan nhồi; hoàn thành đổ bê tông 20/61 bệ trụ và 14/61 thân trụ; đúc được 63/396 phiến dầm Super T… Ước tính, khối lượng thực hiện đã đạt hơn 15%, dự kiến hoàn thành trong quý II/2023.

Toàn cảnh dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nhìn từ phía Long Biên

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có kết cấu, hình dáng tương tự và nằm song song cầu Vĩnh Tuy 1, trị giá khoảng 2.538 tỷ đồng, nối điểm đầu từ đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) với điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên). Cầu có 8 làn xe, trong đó có 4 làn xe ô tô, 2 làn đường xe buýt và làn xe thô sơ.

Dự kiến sau khi hoàn thành, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 cùng với tuyến đường Vành đai 2 và nút giao Cổ Linh sẽ tạo nên trục kết nối thông suốt và rút ngắn thời gian di chuyển giữa Long Biên với các quận bên kia cầu như Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa…

Đặc biệt, mới đây thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo với tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Theo đó, cây cầu này có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm); điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thụy, Long Biên).

Phối cảnh phương án 3 của cầu Trần Hưng Đạo

Cầu Trần Hưng Đạo được kỳ vọng sẽ giảm tải cho cầu Long Biên và cầu Chương Dương, đồng thời thúc đẩy việc giãn dân từ khu vực trung tâm, đặc biệt là khu phố cổ cũ thuộc quận Hoàn Kiếm.

Cầu Trần Hưng Đạo và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là hai trong số 6 cây cầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng kết nối giao thông Hà Nội, khép kín và tạo sự liên kết các vành đai 3; 3,5 và 4.

Một khi hạ tầng giao thông hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu kết nối giữa các khu vực, việc giãn dân từ trung tâm cũ sang các trung tâm mới tất yếu sẽ diễn ra. Khu Đông Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng trở thành điểm đến của làn sóng dân cư lên tới hàng trăm nghìn người.

Minh chứng cho điều này là nhiều khu đô thị tầm cỡ tại Long Biên đã nhanh chóng được lấp đầy dân cư chỉ sau vài năm ra mắt. Trong đó có thể kể đến khu đô thị Vinhomes Riverside, khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Sài Đồng…

Không chỉ hút dân cư, Long Biên cũng là điểm đến sáng giá cho các nhà đầu tư trước thềm đón làn sóng phát triển mới. Sau đợt giãn cách kéo dài do Covid-19, khẩu vị của nhà đầu tư cũng có những biến chuyển nhất định để thích nghi với hoàn cảnh.

Cụ thể, các “cá mập” có xu hướng lựa chọn những khu vực “ven bờ” giàu tiềm năng mà Long Biên là một cái tên sáng giá. Theo dữ liệu của Batdongsan.com, khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường bất động sản tại Long Biên mỗi năm tăng bình quân từ 10-30% tuỳ vị trí.

Thị trường bất động sản quận Long Biên chuẩn bị dậy sóng

Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng ưa thích những bất động sản đa năng, vừa để ở, vừa kinh doanh và chờ tăng giá. Do đó, các sản phẩm hút khách sẽ là nhà gắn liền với đất, nằm trong lõi khu dân cư cao cấp, gần đường lớn để tiện kinh doanh; có không gian sống thoáng đãng và đáp ứng đầy đủ tiện ích để tận hưởng cuộc sống.

Mặc dù là quận có diện tích lớn nhất nhưng số lượng các bất động sản đáp ứng đầy đủ tiêu chí trên tại Long Biên không nhiều và dự báo sẽ tăng giá mạnh trong thời gian tới.

0917602020
GỌI ĐIỆN

GỬI THÔNG TIN THÀNH CÔNG


Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !

GỬI THÔNG TIN THÀNH CÔNG


Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !